Hướng dẫn cách lái xe ô tô tải chi tiết nhất cho bác tài

Cách lái xe ô tô tải van như thế nào? Trước quá trình lái cần lưu ý gì để quá trình di chuyển diễn ra thuận lợi nhất? Siêu Thị Xe Tải Van sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên và chia sẻ thêm một số kỹ thuật lái xe nâng cao mà bất kỳ bác tài nào cũng cần biết khi tham gia giao thông

Hướng dẫn cách lái xe ô tô tải van
Hướng dẫn cách lái xe ô tô tải van

Cách lái xe ô tô tải chi tiết nhất cho các tài mới

Cách cầm vô lăng

Cách cầm vô lăng là kỹ thuật đầu tiên trong sách hướng dẫn cách lái xe ô tô tải. Vô lăng là bộ phận quan trọng để bác tài điều khiển, đánh lái xe. Bạn hãy tưởng tượng vô lăng như một chiếc đồng hồ, tay phải đặt ở vị trí 2 giờ – 4 giờ và tay trái đặt ở vị trí 8 giờ đến 9 giờ. Thả lỏng tay tự nhiên, không gồng, ngón cái đặt dọc theo vành vô lăng và bốn ngón tay ôm chặt vào vành vô lăng. Tùy vào từng loại xe và góc nghiêng lái mà bác tài đặt tay ở vị trí phù hợp.

Tay phải đặt ở vị trí 2 - 4 giờ và tay trái 8 - 9 giờ
Tay phải đặt ở vị trí 2 – 4 giờ và tay trái 8 – 9 giờ

Khi muốn điều khiển ô tô sang hướng nào, bạn chỉ cần điều khiển vô lăng sang hướng đó. Sau đó, trả lái lại và ổn định theo hướng di chuyển.

Điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu xe

Để quá trình lái xe diễn ra thoải mái hay không thì việc điều chỉnh ghế ngồi có ảnh hưởng rất quan trọng. Vì thế khi lên xe điều cần làm đầu tiên là điều chỉnh ghế lái sao cho phù hợp với tư thế ngồi của mình bằng cách dùng cần dưới ghế dịch lên trên hoặc dưới.

Điều chỉnh ghế lái trước khi bắt đầu chạy
Điều chỉnh ghế lái trước khi bắt đầu chạy

Sau khi chỉnh ghế, bác tài cần đảm bảo một điều là chân phải đạp hết hành trình của bàn đạp ly hợp, phanh và ga với tư thế ngồi thoải mái nhất, lưng tựa vào đệm lái, đầu gối chùng, hai tay cầm vô lăng nhẹ nhàng, hai chân mở vừa tầm và mắt nhìn quan sát thẳng.

Một trong những điều đưa ra về cách lái xe ô tô tải van an toàn chính là phải biết điều chỉnh gương chiếu hậu. Khi ngồi vào xe, bác tài phải chỉnh gương chiếu hậu để có thể có tầm nhìn rộng nhất quan sát được xung quanh xe, hạn chế điểm mù ở mức tối đa.

Cách khởi động xe

Đối với xe số sàn như xe tải van khi khởi động lúc nào cũng phải được để ở vị trí số 0 và kèm phanh tay. Còn với xe số tự động, có thể khởi động ở N kèm phanh tay nhưng theo kinh nghiệm lái xe, tốt và tiện nhất vẫn là P.

Cách khởi động xe số sàn và xe số tự động
Cách khởi động xe số sàn và xe số tự động

Trước khi khởi động phương tiện, bác tài nên kiểm tra xe lần lượt như sau:

  • Trước khi khởi động xe, nên hạ phanh tay sau đó đạp hết chân côn.
  • Đạp phanh chân nếu xe có dịch chuyển. Xem cần số có nằm trong rãnh mo không và đảm bảo số ở N.
  • Tiếp đến là mở khóa khởi động phương tiện và dùng chân trái đạp hết côn đồng thời đẩy cần lên số 1.
  • Nhả chân côn từ từ, chân phải đặt lên chân ga và đạp nhẹ.
  • Tiếp tục tiến hành nhả côn đến khi xe lăn bánh.
  • Đạp ga, nhả côn hoàn toàn cho xe di chuyển ổn định.

Cách giảm số xe

Để lái xe, bạn cần phải biết sử dụng hộp số. Nếu không thực hiện theo đúng cách lái xe ô tô tải sẽ dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu và làm hư xe về lâu dài.

Giảm số xe đúng cách giúp tiết kiệm nhiên liệu
Giảm số xe đúng cách giúp tiết kiệm nhiên liệu

Cách giảm số xe được thực hiện như sau:

  • Bỏ hẳn chân ga sau đó đạp sát côn
  • Chuyển cần từ từ về số thấp hơn để đưa xe chạy tốc độ phù hợp
  • Chân trái nơi côn, chân phải đệm ga nhẹ nhàng để xe ổn định với tốc độ di chuyển
  • Nhả chân côn từ từ cho đến hết đồng thời dùng chân ga để tiếp tục di chuyển xe

Xem thêm: Xe số sàn và xe số tự động, nên mua xe nào?

Cách tăng số xe

Kinh nghiệm tăng tốc nhanh của các bác tài già là tận dụng lực của số thấp và chuyển số muộn hơn chút. Khi chuyển số, bác tài thực hiện theo những bước sao:

Số xe Tốc độ an toàn 
Số 1 Dưới 10 km/h
Số 2 Từ 10 km/h đến 20 km/h
Số 3 Từ 20 km/h đến 30 km/h
Số 4 Từ 30 km/h đến 40 km/h
Số 5 Từ 40 km/h trở lên

Kinh nghiệm tăng tốc nhanh của các bác tài già là tận dụng lực của số thấp và chuyển số muộn hơn chút. Khi chuyển số, bác tài thực hiện theo những bước sao:

  • Bước 1: Nhả ga đạp hết côn
  • Bước 2: Chuyển cần lên số cao hơn
  • Bước 3: Nhả chân côn từ từ, đạp ga để chuyển bánh
  • Bước 4: Tiếp tục từ từ nhả côn cho đến khi cần ở vị trí số 3 trở lên

Cách dừng xe

Muốn dừng xe từ 30 giây trở lên, bác tài phải lùi xe về số N, dùng thắng tay và để máy chạy trong lúc chờ. Một số bác tài mới khi dừng đèn đỏ, vẫn để số D và đạp phanh (xe số tự động) hay đạp côn (xe số sàn). Tuy nhiên, cách dừng xe này sẽ làm cho các chi tiết trong hộp số dễ bị hư hại và tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Hướng dẫn dừng xe đúng cách khi lái
Hướng dẫn dừng xe đúng cách khi lái

Dưới đây là cách dừng xe chuẩn nhất được chia sẻ từ những bác tài lâu năm:

  • Thắng xe đến khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn một chút so với chế độ chạy không tải.
  • Đạp côn hoàn toàn và đưa cần số về N
  • Vẫn đạp phanh cho đến khi di chuyển xe gần đến điểm dừng
  • Khi đến điểm dừng thì đạp phanh. Lưu ý chỉ nên chạy xe với vận tốc khoảng 20 km/h để dừng lại không bị giật
  • Cắt côn, về P đồng thời kéo phanh tay

Xe đang chạy

N là số trung gian để chuyển sang những số còn lại. Cách lái xe ô tô tải van là xe số sàn bác tài phải chuyển số phù hợp với tốc độ và đoạn đường di chuyển về N. Sau đó mới tiếp tục chuyển số khác. Tuy nhiên đối với số tự động, tài xế sẽ thực hiện dễ dàng hơn và chỉ cần để số D.

Trường hợp khi lái xe, tài xế tuyệt đối không về số N hay số 0:

Khi lái xe xuống dốc nhiều người cho rằng khi có trớn chuyển về số mo và nhấp phanh sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, cách làm này là sai kỹ thuật và rất nguy hiểm. Bởi lẽ khi ở N tức là ngắt đường chuyển giữa động cơ và bánh khiến xe lao xuống dốc nhanh hơn theo quán tính. Cũng từ đó, người lái phải đạp phanh sâu hơn, dễ khiến phanh mau hỏng. Do đó không nên để N khi xuống dốc, cài số 1,2,3 tùy thuộc vào con dốc.

Khi lái xe xuống dốc tuyệt đối không về số N hay số 0
Khi lái xe xuống dốc tuyệt đối không về số N hay số 0

Các bác tài mới khi tập lái xe cần phải thành thạo các thao tác này và tập luyện nhuần nhuyễn rồi mới học các kỹ thuật nâng cao khác. Nếu cố tình rút ngắn giai đoạn chỉ gây ra nhiều rắc rối hơn cho bạn, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đấy nhé.

Xem thêm: Cách lái xe lên dốc và xuống dốc cao an toàn

Kỹ thuật lái xe ô tô tải nâng cao

Kỹ thuật khởi hành và dừng xe ngang dốc

Kỹ thuật này khá dễ thực hiện, tương tự như khởi động xe bình thường bác tài sẽ nhấn chân ga và rời chân trái ra khỏi chân côn khi bắt đầu khởi động xe. Lúc này phương tiện sẽ gầm lên và như đang muốn tiến về phía trước. Bạn tiếp tục từ từ nhấn chân ga và hạ phanh tay xuống. Rời phanh tay đúng lúc để xe có đủ lực tiến về phía trước và không tuột dốc.

Bác tài chỉ cần nhớ phải kéo phanh tay lên khi dừng xe hoàn toàn.

Kỹ thuật khởi hành và dừng xe ngang dốc khá dễ thực hiện
Kỹ thuật khởi hành và dừng xe ngang dốc khá dễ thực hiện

Kỹ thuật qua đường vòng, khúc co

Đối với xe số tự động hay xe số sàn bạn đều phải nhớ thật kỹ câu quy tắc “tiến bám lưng và lùi bám bụng”. Khi di chuyển vào đường vòng phải đi thẳng theo hướng của lưng đường kết hợp đánh lái phải nhanh và canh đúng thời điểm. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác tài phải giảm ga, đi với tốc độ vừa phải và lùi số nhỏ.

Kỹ thuật qua đường vòng, khúc co phải đánh lái nhanh và đúng thời điểm
Kỹ thuật qua đường vòng, khúc co phải đánh lái nhanh và đúng thời điểm

Xem thêm: Hướng dẫn 4 bước quay đầu dễ dàng

Kỹ thuật đỗ xe ghép dọc

Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng trong bài thi sát hạch cũng như khi lái xe thực tế.

Các bước thực hiện kỹ thuật đỗ xe ghép dọc
Các bước thực hiện kỹ thuật đỗ xe ghép dọc

Thực hiện kỹ thuật đỗ xe ghép dọc nhanh chóng qua những bước dưới đây:

  • Bước 1: Canh theo gương trái, khi gương qua tầm giữa chuồng bắt đầu đánh vô lăng phải cho xe từ từ tiến lên
  • Bước 2: Khi nhìn trong gương thấy cửa chuồng và đuôi xe bên trái thẳng với điểm mốc, bắt đầu đánh vô lăng sang trái, sau đó vào số lùi và chuẩn bị vào chuồng
  • Bước 3: Quan sát cả hai gương và từ từ lùi xe
  • Bước 4: Nhìn qua gương và tiến hành lùi xe sao cho xe cách vạch giới hạn từ 20 – 30cm
  • Bước 5: Khi xe vào chuồng, tiếp tục đánh vô lăng trái
  • Bước 6: Trả lái cho đến khi xe song song với thân chuồng

Xem thêm: Cách lùi xe vào chuồng dọc và đỗ xe song song

Kỹ thuật đổi số khi chạy đường thẳng

Chạy trên đường thẳng khá dễ dàng cho các bác tài. Cách tăng số xe và tốc độ phù hợp đã được liệt kê ở trên. Tuy nhiên bác tài cần phải lưu ý rằng, khi lái xe lúc tăng số phải phụ thuộc vào biển báo. Chẳng hạn, lúc chạy qua biển báo tốc độ tối đa 20km/s thì tốc độ của xe phải đảm bảo dưới 20 km/s đồng thời ở số 1

Đổi số khi chạy đường thẳng phải tuân theo biển báo
Đổi số khi chạy đường thẳng phải tuân theo biển báo

Kỹ thuật qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Kỹ thuật này không quá khó các bác tài chỉ cần lưu ý một chút là hoàn thành. Giữ cho xe thật thẳng cho đến khi qua vạch mới đánh lái để bánh trước và bánh sau không bị đè lên vạch. Đây là một trong những lỗi bị trừ điểm khi thi sát hạch.

Thực hiện kỹ thuật qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc, bác tài cần nhớ khi vai mình lọt góc thì đánh lái ngay. Đánh lái bên nào thì kết hợp nhìn kính bên đó.

Đánh lái bên nào nhìn kính bên đó
Đánh lái bên nào nhìn kính bên đó

Một số lưu ý trong cách lái xe ô tô tải

Những lưu ý khi lái xe ô tô tải:

Lái ô tô tải cần lưu ý gì?
Lái ô tô tải cần lưu ý gì?
  • Sau khi điều chỉnh ghế và vô lăng, bác tài phải kiểm tra lại một lần nữa bằng cách đặt cổ tay ở điểm cao nhất của vô lăng và ngồi đúng tư thế. Nếu cảm thấy thoải mái khi đặt cổ tay ở đó thì bắt đầu lái xe.
  • Phải kiểm tra tầm nhìn kỹ lưỡng, xem được bao quát không có góc khuất nào
  • Luôn giữ mắt quan sát hướng lên để tầm nhìn quan sát rộng và kiểm soát được nhiều tình huống hơn
  • Tận dụng những tùy chỉnh trên ghế lái để điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất khi lái xe
  • Khi lái xe cần số phải điều chỉnh phù hợp với tốc độ chạy
  • Phanh tay phải được sử dụng đúng cách
  • Không lạm dụng số 0 khi lái xe
  • Chuyển số, lùi số đúng thời điểm
  • Nhịp nhàng côn ga và không đạp côn trước khi sử dụng phanh
  • Khi đề pa xe, nhớ nhả côn giữ đều chân ga và tránh nhả hết côn khiến xe chết máy. Ga vòng tua máy đạt khoảng 1.500 vòng/phút – 2.000 vòng/phút để xe tiến lên, cắt phanh tay giữ côn và ga.

Trên đây là những chia sẻ về cách lái xe ô tô tải của các bác tài già được Siêu Thị Xe Tải Van tổng hợp lại. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu thêm được cách lái xe, những kỹ thuật phổ biến khi lái.

Siêu Thị Xe Tải Van hướng cách lái xe an toàn
Siêu Thị Xe Tải Van hướng cách lái xe an toàn

Muốn tìm nơi mua xe tải van chính hãng, giá rẻ và có dịch vụ bán hàng, hậu mãi uy tín hãy đến showroom của Siêu Thị Xe Tải Van ngay. Hiện tại chúng tôi đang trưng bày những sản phẩm mới nhất để Quý khách trải nghiệm trực tiếp và có cơ hội so sánh các xe một cách chi tiết nhất. Gọi ngay hotline của chúng tôi 0934.102.234 để được hỗ trợ và hơn nữa, Quý khách còn có cơ hội nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong thời gian này khi mua xe đấy nhé.

Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm lái xe

The post Hướng dẫn cách lái xe ô tô tải chi tiết nhất cho bác tài appeared first on Showroom Siêu Thị Xe Tải Van - Chuyên bán Xe Tải Van HCM.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 10 xe tải van 2 chỗ chở hàng phổ biến hiện nay

Mua bán xe tải van Ford Transit cũ 3 chỗ, 6 chỗ đã qua sử dụng

Bảng xếp hạng 6 mẫu xe tải van 900kg hoạt động liên tục không bị cấm tải